ác sĩ kết luận cháu bị viêm cầu thận cấp.
Sau xuất viện, xét nghiệm nước tiểu cháu có ít đạm và máu. Vài tháng sau nước
tiểu cháu không còn đạm, chỉ còn máu (có khi 2+, 3+, 1+). Gần một năm sau xét
nghiệm nước tiểu không còn máu.
Thế nhưng ba tháng sau, xét nghiệm nước tiểu có máu 2+.
Ba tháng sau xét nghiệm nước tiểu cháu lại không còn máu. Đến tháng 9-2009
xét nghiệm nước tiểu lại có máu (Blood: trace). Như thế có nguy hiểm không,
thưa bác sĩ?
H.N.
- Tiểu máu là bệnh lý tiết niệu thường gặp ở phòng khám chuyên
khoa thận trẻ em. Tiểu máu thấy rõ bằng mắt thường gọi là tiểu máu đại thể,
nước tiểu có thể đỏ như máu, có cục máu đông, nhưng đôi khi màu như nước trà
sậm hay như nước thịt bò. Dạng tiểu máu không thấy bằng mắt thường nhưng tình
cờ phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu gọi là tiểu vi thể.
Tiểu máu có thể có triệu chứng đi kèm hoặc âm thầm không có
dấu hiệu nào báo động cả, có thể kéo dài nhiều ngày, có thể thoáng qua. Tiểu
máu đôi khi đơn thuần nhưng có lúc lại kèm với tiểu đạm (Proteinuria).
* Trường hợp nào tiểu máu đơn giản, ít nguy hiểm?
- Tiểu máu do viêm nhiễm đường tiết niệu dưới, không kèm với
dị dạng tiết niệu. Thông thường trẻ bị viêm bàng quang, điều trị bằng kháng
sinh và theo dõi trong vòng 1 tuần đến 10 ngày.
Tiểu máu vi thể đơn thuần, thoáng qua, không kèm với tiểu đạm,
không kèm những triệu chứng khác như đau bụng, sốt, đau khớp.
* Trường hợp nào tiểu máu phức tạp, nguy hiểm?
- Trẻ có tiểu máu đại thể số lượng nhiều; trẻ có kèm cao huyết
áp, phù, tiểu ít; trẻ có sốt, đau khớp, tổn thương da, phù, thiếu máu; trẻ
tiểu máu kéo dài kèm với tiểu đạm; tiểu máu kèm với chức năng thận suy giảm;
tiểu máu kèm bị điếc thường ở trẻ nam, có đặc tính di truyền; tiểu máu kèm
khối u ở thận; tiểu máu kèm dị dạng đường tiết niệu; tiểu máu kèm xuất huyết
dưới da.
* Những nguyên nhân thường gặp của tiểu máu:
- Nguyên nhân ngoài cầu thận:
Sốt cao; vận động gắng sức; chấn thương; nhiễm trùng tiểu; sỏi
hệ tiết niệu; dị vật đường tiết niệu (thận ứ nước, thận đa nang). Tiểu máu
cũng có thể xảy ra khi trẻ dùng thuốc kháng viêm nonsteroids, thuốc kháng đông,
cyclophosphamides.
- Nguyên nhân cầu thận:
+ Viêm cầu thận cấp hậu nhiễm liên cầu trùng: là bệnh thường
gặp ở trẻ em từ 3-15 tuổi do viêm họng hoặc viêm da do liên cầu vi trùng bêta
tan huyết nhóm A gây ra. Trẻ không được điều trị viêm họng hay viêm da dẫn
đến viêm cầu thận. Trẻ sẽ phù, tiểu ít, tiểu máu, cao huyết áp, có thể xảy
ra biến chứng suy thận cấp, suy tim và phù phổi cấp. Cần nhập viện theo dõi.
Thường sau khi qua giai đoạn cấp tính trẻ sẽ phục hồi và không để lại di chứng
ở thận. Tuy vậy tiểu máu vi thể có thể kéo dài khoảng sáu tháng.
+ Tiểu máu lành tính gia đình (bệnh lý màng cơ bản cầu thận
mỏng).
+ Bệnh Lupus đỏ hệ thống, là bệnh tổn thương đa cơ quan. Trẻ
có sốt, đau khớp, tổn thương hệ tạo máu, tổn thương thận hay gặp ở trẻ gái.
+ Một số bệnh lý khác (hội chứng thận hư, hội chứng Alport...).
Tóm lại, khi trẻ có tiểu máu cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ở cơ
sở có chuyên khoa nhi để kịp thời chẩn đoán và điều trị chuẩn xác cho trẻ.
Trường hợp con chị tiểu máu chỉ có trace, tức là vết, không
kèm tiểu đạm, chị không nên quá lo lắng. Nếu thử nước tiểu của cháu vẫn còn
hồng cầu tái đi tái lại chị nên theo dõi với bác sĩ chuyên khoa thận trẻ em.
|