Bộ Y tế chỉ cách lựa chọn, sử dụng khẩu trang phòng dịch COVID-19
Các chuyên gia y tế cho rằng, con đường lây truyền từ người sang người của COVID -19 là thông qua các giọt bắn hô hấp tiếp xúc gần. Bất kỳ ai tiếp xúc gần (trong vòng 1 mét) với người có triệu chứng hô hấp đều có nguy cơ nhiễm bệnh. Đeo khẩu trang chỉ là một trong những biện pháp phòng ngừa để hạn chế sự lây lan của một số bệnh về đường hô hấp, bao gồm cả COVID -19.
Đối với việc xuất khẩu khẩu trang, Bộ Y tế đã có công văn số 2004/BYT-KHTC ngày 10/4/2020 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu khẩu trang y tế và khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn trong giai đoạn phòng chống dịch COVID-19, trong đó báo cáo về năng lực sản xuất các loại khẩu trang, đề xuất Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu khẩu trang trên cơ sở đảm bảo nhu cầu sử dụng trong nước để phòng chống dịch.
Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1444/QĐ-BYT ngày 29/3/2020 về việc hướng dẫn tạm thời về lựa chọn và sử dụng khẩu trang trong phòng chống dịch COVID-19. Hướng dẫn này dành cho các chuyên gia y tế công cộng, phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn, nhà quản lý, nhân viên y tế và cộng đồng. Hướng dẫn sẽ được sửa đổi khi có thêm dữ liệu.
Với thông tin hiện có, các chuyên gia y tế cho rằng con đường lây truyền từ người sang người của COVID -19 là thông qua các giọt bắn hô hấp tiếp xúc gần. Bất kỳ ai tiếp xúc gần (trong vòng 1 mét) với người có triệu chứng hô hấp (ví dụ: hắt hơi, ho...) đều có nguy cơ nhiễm bệnh.
Đeo khẩu trang chỉ là một trong những biện pháp phòng ngừa để hạn chế sự lây lan của một số bệnh về đường hô hấp, bao gồm cả COVID -19.
Đeo khẩu trang y tế không đúng chỉ định có thể gây lãng phí không cần thiết, khan hiếm cho cơ sở y tế và tạo ra tâm lý sai lầm về sự an toàn và có thể dẫn đến bỏ qua các biện pháp thiết yếu khác như rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay 60% độ cồn. Hơn nữa, sử dụng khẩu trang không đúng cách có thể ảnh hưởng đến hiệu quả trong dự phòng nguy cơ lây truyền.
Cách đeo khẩu trang:
- Bước 1: Rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn trước khi đeo khẩu trang.
- Bước 2: Xác định phần trên, dưới của khẩu trang.
- Bước 3: Xác định mặt trong, ngoài theo đường may hoặc mặt đậm hơn ở bên ngoài.
- Bước 4: Đeo và điều chỉnh để khẩu trang che kín mũi, miệng đảm bảo không có khe hở giữa mặt và khẩu trang.
Lưu ý: Không chạm tay vào mặt ngoài khẩu trang trong suốt quá trình sử dụng. Nếu chạm vào phải rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.
Thải bỏ khẩu trang:
- Bước 1: Khi tháo khẩu trang chỉ cầm phần dây đeo sau tai (không chạm vào mặt ngoài của khẩu trang).
- Bước 2: Bỏ khẩu trang vào túi kín (nếu có) và/hoặc bỏ vào thùng rác có nắp đậy kín đối với khẩu trang dùng 1 lần.
- Bước 3: Rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.
Lưu ý: Thay hoặc thải bỏ khẩu trang sau: mỗi lần sử dụng hoặc khi bị bẩn. Tuyệt đối không dùng lại đối với khẩu trang dùng 1 lần.
-------------------------------------------
Nguồn: Bộ Y tế Việt Nam
Link: https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/-/bo-y-te-chi-cach-lua-chon-su-dung-khau-trang-phong-dich-covid-19
-
Mạng lưới điều trị đột quỵ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
11/06/2020 16:49 GMT+7
-
Khói thuốc chứa 7000 hóa chất, trong đó ít nhất 250 chất gây hại và 70 chất gây ung thư
30/05/2020 15:18 GMT+7
-
Tổ chức Y tế thế giới giải đáp thắc mắc về các loại xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2
09/05/2020 10:12 GMT+7
-
Lưu ý cần biết để phòng dịch COVID-19 khi học sinh đi học trở lại
29/04/2020 21:23 GMT+7
-
Cảnh giác với nhiễm COVID-19 không triệu chứng
25/04/2020 09:18 GMT+7
-
Bộ Y tế khuyến cáo những việc cần làm khi trẻ sốt, ho, khó thở ở trường học
25/04/2020 09:05 GMT+7
-
Những thói quen cần thay đổi trong mùa dịch COVID-19
06/04/2020 08:33 GMT+7
-
Bộ Y tế thông báo khẩn tìm người tiếp xúc với bệnh nhân 183
05/04/2020 21:36 GMT+7
-
Những việc cần làm ngay nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao mắc COVID-19
04/04/2020 21:13 GMT+7
-
Tiếp tục khẩn cấp tìm những người từng đến "ổ dịch" quán bar Buddha
02/04/2020 21:28 GMT+7
-
Cần biết: 4 bước tiếp nhận, điều trị bệnh nhân cấp cứu ở Bệnh viện Bạch Mai
01/04/2020 17:33 GMT+7
-
Cách ly xã hội toàn quốc: Không đóng cửa các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu
31/03/2020 23:39 GMT+7
- Tổ chức Y tế thế giới giải đáp thắc mắc về các loại xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2
- Khói thuốc chứa 7000 hóa chất, trong đó ít nhất 250 chất gây hại và 70 chất gây ung thư
- Lưu ý cần biết để phòng dịch COVID-19 khi học sinh đi học trở lại
- Cần biết: 4 bước tiếp nhận, điều trị bệnh nhân cấp cứu ở Bệnh viện Bạch Mai
- Cảnh giác với nhiễm COVID-19 không triệu chứng
- 5 điều cần làm ngay để phòng, chống dịch bệnh COVID-19
- Suýt chết vì uống 15 viên thuốc chữa sốt rét để phòng bệnh COVID-19
- Bộ Y tế khuyến cáo những việc cần làm khi trẻ sốt, ho, khó thở ở trường học
- Khai báo y tế không trung thực có thể bị xử lý hình sự