Dịch COVID-19: Cơ sở y tế tư nhân phải tuân thủ phân luồng, sàng lọc, cách ly bệnh nhân
Sáng ngày 10/3, Đoàn kiểm tra Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế do PGS. TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác tiếp đón, phân luồng, cách ly bệnh nhân để phòng chống dịch COVID-19 tại một số bệnh viện tư nhân trên địa bàn Hà Nội.
Theo PGS. TS Lương Ngọc Khuê, việc kiểm tra để đôn đốc và nhắc nhở, hướng dẫn những việc chưa làm được, để các đơn vị làm tốt hơn trong công tác khám sàng lọc bệnh nhân, để từ đó phòng chống dịch COVID-19.
“Việc phân luồng đón tiếp bệnh nhân ngay từ đầu, cách ly riêng bệnh nhân nghi ngờ là đặc biệt quan trọng trong phòng chống dịch COVID-19. Hiện nay dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, dịch bệnh đã lan rộng trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Do đó các cơ sở y tế phải chủ động trong công tác tiếp đón, phân luồng, sàng lọc, cách ly bệnh nhân nếu có biểu hiện nghi ngờ”- PGS. TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh
Đoàn kiểm tra của Bộ Y tế nghe nhân viên y tế BVĐK Quốc tế Thu Cúc báo cáo về quy trình tiếp nhận, phân luồng, sàng lọc và cách ly bệnh nhân nghi ngờ nhiễm COVID-19
Chủ động từ chối bệnh nhân đến khám những bệnh không nằm trong chuyên môn của bệnh viện
Tại Bệnh viện Medlatec, PGS.TS Lương Ngọc Khuê đã yêu cầu bộ phận tiếp đón người bệnh "diễn tập" tình huống tiếp đón người bệnh để phân loại, sàng lọc ngay trong trường hợp người bệnh có yếu tố dịch tễ.
Tại bàn tiếp đón, nhân viên y tế đã hướng dẫn bệnh nhân đến khám ngẫu nhiên khử khuẩn tay, đồng thời đo nhiệt độ cho bệnh nhân, kết quả bệnh nhân sốt 38 độ; Ngay lập tức, nhân viên y tế đã hỏi tiền sử tiếp xúc của bệnh nhân rất cụ thể, có tiếp xúc với người trở về từ vùng dịch không, có sống gần khu Trúc Bạch không? gần đây có ho, sốt, khó thở không?...
Bệnh nhân cho biết, 2 ngày trước khi đến bệnh viện thăm khám, bệnh nhân bị sốt, ho, khó thở, đau đầu. Bệnh nhân có đi qua vùng dịch, từ Anh, Italia về nước được 1 tuần. Ngay lập tức bệnh nhân được đưa lên thăm khám tại phòng cách ly đã chuẩn bị sẵn.
Tại BVĐK Quốc tế Thu Cúc, Bệnh viện Medlatec, qua kiểm tra thực tiễn và nghe báo cáo, thảo luận của các thành viên trong đoàn công tác và hai bệnh viện, Cục trưởng Lương Ngọc Khuê ghi nhận những nỗ lực của hai bệnh viện trong việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như chuẩn bị khẩu trang, nước rửa tay, phân luồng bệnh nhân, sàng lọc bệnh nhân, phòng khám riêng bệnh nhân nghi ngờ, phòng cách ly...
Tuy nhiên việc thực hiện sàng lọc, phân luồng, cách ly người bệnh đến khám vẫn chưa phù hợp, chưa khoa học và chưa đúng hướng dẫn của Cục Quản lý Khám chữa bệnh.
Tại Bệnh viện Medlatec mặc dù "diễn tập" tình huống bệnh nhân nghi ngờ khá tốt nhưng vẫn chưa có bàn tiếp đón, phân luồng riêng người bệnh nghi ngờ và người bệnh đến khám bình thường, vẫn ngồi chung ghế, đo chung nhiệt kế…
PGS.TS Lương Ngọc Khuê trò chuyện với người dân chờ khám tại BVĐK Quốc tế Thu Cúc
Theo PGS. TS Lương Ngọc Khuê, tất cả các cơ sơ khám chữa bệnh phải tăng cường, chủ động hơn nữa trong công tác khám phân loại, phân luồng, sàng lọc, cách ly người bệnh. Qua kiểm tra cho thấy có bệnh viện đã có khu cách ly nhưng có bệnh viện chưa làm chuẩn.
“Từ bài học kinh nghiệm của Bệnh viện Hồng Ngọc cho thấy nguồn lây ở các bệnh viện là hiện hữu. Do đó, cần thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ Y tế trong phòng chống dịch COVID-19, quy định về sàng lọc, phân luồng, cách ly và phòng chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện”- PGS. TS Lương Ngọc Khuê nêu rõ.
Cục trưởng Lương Ngọc Khuê cũng yêu cầu các bệnh viện này cần công bố công khai đường dây nóng để chủ động từ chối bệnh nhân đến khám những bệnh không nằm trong chuyên môn của bệnh viện, nhằm tránh việc người bệnh đến quá nhiều, nhưng không đáp ứng được.
Sẽ rút giấy phép cơ sở khám chữa bệnh vi phạm quy định
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, trước tình hình dịch bệnh lan rộng trong giai đoạn hiện nay, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đều phải tăng cường hơn nữa mức cảnh giác, từ việc phát hiện sớm, để cách ly sớm và điều trị kịp thời.
Cục Khám chữa bệnh đã tập huấn cho các cơ sở khám chữa bệnh, tất cả các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, trong hướng dẫn của Bộ Y tế và Sở Y tế đều nêu rõ là các cơ sở khám chữa bệnh đón tiếp phải phân loại, cách ly ngay từ ban đầu. Người bệnh bước chân vào viện, tiếp xúc với chỗ gửi xe, bảo vệ, các nhân viên tiếp đón đầu tiên phải phân luồng ngay.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê kiểm tra "diễn tập" thăm khám cho bệnh nhân nghi ngờ tại Bệnh viện Medlatec
“Đặc biệt với đối tượng có nguy cơ được hướng dẫn về phương tiện phòng hộ cho cả người khám lẫn người bệnh, khi người bệnh cần cách ly phải được giải thích rõ ràng, trao đổi, có những biên pháp chuyên môn để người bệnh yên tâm cách ly, không để người bệnh lây sang thày thuốc, người bệnh khá”- PGS.TS Lương Ngọc Khuê nói.
Cục trưởng Lương Ngọc Khuê cũng khẳng định, đối với các cơ sở khám chữa bệnh không đủ điều kiện giữ bệnh nhân điều trị cần thông báo rõ để các đối tượng, người có nguy cơ chỉ đến khám tại cơ sở y tế được các tỉnh, thành phố cho phép điều trị. Nếu các cơ sở y tế tư nhân không thực hiện đúng quy định cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định thì Sở Y tế, Bộ Y tế sẽ rút giấy phép, đình chỉ theo các quy định của pháp luật. |
---------------------
Nguồn: Website Bộ Y Tế Việt Nam
-
Việt Nam đã có 1.539 ca mắc COVID-19 (từ 23/1/2020 đến 18h ngày 18/1/2021)
19/01/2021 09:26 GMT+7
-
Đã có 91 đơn vị được cấp phép thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19
13/12/2020 13:50 GMT+7
-
Chiều 21/11, thêm 1 ca mắc mới COVID-19 từ Đức trở về, Việt Nam có 1.306 bệnh nhân
22/11/2020 10:39 GMT+7
-
Mã định danh y tế gồm 10 ký tự cũng chính là mã BHXH, BHYT
11/06/2020 17:35 GMT+7
-
Mạng lưới điều trị đột quỵ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
11/06/2020 16:49 GMT+7
-
41 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng (đến 7h ngày 27/5/2020)
27/05/2020 08:23 GMT+7
-
Chiều 21/5, không có ca mắc mới COVID-19, Việt Nam chỉ còn 58 bệnh nhân đang điều trị
21/05/2020 22:41 GMT+7
-
Sáng 28/4, đã 12 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng
28/04/2020 10:07 GMT+7
-
Thử nghiệm đánh giá chỉ số rủi ro lây nhiễm COVID-19 của các cơ sở khám chữa bệnh
21/04/2020 08:51 GMT+7
-
Đã có 169 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh (tính đến 18h ngày 14/4/2020)
14/04/2020 19:58 GMT+7
-
Việt Nam đã có 257 ca mắc COVID-19 (Từ 23/1 đến 18h ngày 10/4/2020)
11/04/2020 07:40 GMT+7
-
Việt Nam đã có 249 ca mắc COVID-19 (Từ 23/1 đến ngày 18h ngày 7/4/2020)
07/04/2020 23:27 GMT+7
- Rút ngắn quy trình cấp phát thuốc
- Hơn 100.000 điều dưỡng dấn thân chăm sóc bệnh nhân giữa dịch COVID-19
- Cần biết: 4 bước tiếp nhận, điều trị bệnh nhân cấp cứu ở Bệnh viện Bạch Mai
- Sáng 28/4, đã 12 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng
- Chiều 21/5, không có ca mắc mới COVID-19, Việt Nam chỉ còn 58 bệnh nhân đang điều trị
- 41 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng (đến 7h ngày 27/5/2020)
- Mã định danh y tế gồm 10 ký tự cũng chính là mã BHXH, BHYT
- Suýt chết vì uống 15 viên thuốc chữa sốt rét để phòng bệnh COVID-19
- Khai báo y tế không trung thực có thể bị xử lý hình sự