Mạng lưới điều trị đột quỵ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Tính đến thời điểm hiện nay, đã có 17 bệnh viện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có thể tiếp nhận và điều trị bệnh đột quỵ. Trung tâm đột quỵ của BV Nhân Dân 115 có quy mô lớn nhất và có đầy đủ tất cả kỹ thuật điều trị đột quỵ, và cũng là bệnh viện đầu tiên của Châu Á nhận “Chứng nhận đạt chuẩn chất lượng điều trị vàng” của Hội Đột quỵ Châu Âu. Mới đây, BV Đại học Y Dược TP.HCM cũng đã được công nhận và là bệnh viện thứ 2 của Châu Á đạt chuẩn chất lượng vàng này.
Trung tâm Đột quỵ của Bệnh viện Nhân Dân 115 hiện nay luôn trong tình trạng quá tải, trong thời gian qua các chuyên gia đột quỵ của bệnh viện đã chuyển giao kỹ thuật điều trị đột quỵ cho nhiều bệnh viện trên địa bàn thành phố và trên cả nước. Tại TP.HCM, tổng cộng có 17 bệnh viện có thể tiếp nhận và can thiệp điều trị cho bệnh nhân đột quỵ. Để tận dụng tối đa “cửa sổ thời gian vàng” đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất, khi có 1 trong các dấu hiệu của đột quỵ (F.A.S.T), nên gọi ngay cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng đưa ngay người bệnh đến bệnh viện có khả năng điều trị đột quỵ gần nhất.
Phương pháp chính trong điều trị đột quỵ là tái thông mạch máu não bị tắc nghẽn nhằm cứu lấy vùng nhu mô não đang bị tổn thương bằng các liệu pháp thuốc tiêu sợi huyết hoặc lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học. Tuy nhiên, các liệu pháp điều trị này chỉ hiệu quả khi người bệnh đến sớm – trong vòng 4,5 – 6 giờ của “cửa sổ thời gian vàng”, do đó nên được đưa đến bệnh viện gần nhất có khả năng thực hiện những kỹ thuật điều trị này.
Một tin vui khi mạng lưới điều trị đột quỵ của thành phố được trang bị thêm công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo “RAPID” tại BV Nhân Dân 115 và BV Gia An 115. Với ứng dụng trí tuệ nhân tạo này, cho phép mở rộng cửa sổ điều trị lên đến 24 giờ so với 6 giờ trước đây, nghĩa là sẽ có thêm 18 giờ nữa cho những người bệnh không may được phát hiện muộn. Thông qua phần mềm, bác sĩ sẽ thấy được vùng tranh tối tranh sáng, những vùng nhu mô não sẽ chết trong những giờ tiếp theo, giúp cho bác sĩ tiên đoán được vùng não sẽ bị hoại tử trong thời gian rất gần và đưa ra quyết định có nên tiếp tục lấy huyết khối tái tưới máu, việc điều trị có mang lại lợi ích cho người bệnh hay không - TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP HCM, Trưởng khoa Bệnh lý Mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết.
Dưới đây là danh sách các bệnh viện trên địa bàn thành phố trong mạng lưới điều trị đột quỵ với năng lực thực hiện các kỹ thuật điều trị đột quỵ tương ứng:
(*): 2 bệnh viện đầu tiên của Châu Á đạt “Chứng nhận đạt chuẩn chất lượng điều trị vàng” của Hội Đột quỵ Châu Âu.
Theo Sở Y tế TP. HCM
----------------------------------
Nguồn:
-
Việt Nam đã có 1.539 ca mắc COVID-19 (từ 23/1/2020 đến 18h ngày 18/1/2021)
19/01/2021 09:26 GMT+7
-
Đã có 91 đơn vị được cấp phép thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19
13/12/2020 13:50 GMT+7
-
Chiều 21/11, thêm 1 ca mắc mới COVID-19 từ Đức trở về, Việt Nam có 1.306 bệnh nhân
22/11/2020 10:39 GMT+7
-
Mã định danh y tế gồm 10 ký tự cũng chính là mã BHXH, BHYT
11/06/2020 17:35 GMT+7
-
41 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng (đến 7h ngày 27/5/2020)
27/05/2020 08:23 GMT+7
-
Chiều 21/5, không có ca mắc mới COVID-19, Việt Nam chỉ còn 58 bệnh nhân đang điều trị
21/05/2020 22:41 GMT+7
-
Sáng 28/4, đã 12 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng
28/04/2020 10:07 GMT+7
-
Thử nghiệm đánh giá chỉ số rủi ro lây nhiễm COVID-19 của các cơ sở khám chữa bệnh
21/04/2020 08:51 GMT+7
-
Đã có 169 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh (tính đến 18h ngày 14/4/2020)
14/04/2020 19:58 GMT+7
-
Việt Nam đã có 257 ca mắc COVID-19 (Từ 23/1 đến 18h ngày 10/4/2020)
11/04/2020 07:40 GMT+7
-
Việt Nam đã có 249 ca mắc COVID-19 (Từ 23/1 đến ngày 18h ngày 7/4/2020)
07/04/2020 23:27 GMT+7
-
Đã có 122 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh (Tính đến 15h30 ngày 7/4/2020)
07/04/2020 23:22 GMT+7
- Rút ngắn quy trình cấp phát thuốc
- Hơn 100.000 điều dưỡng dấn thân chăm sóc bệnh nhân giữa dịch COVID-19
- Cần biết: 4 bước tiếp nhận, điều trị bệnh nhân cấp cứu ở Bệnh viện Bạch Mai
- Sáng 28/4, đã 12 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng
- Chiều 21/5, không có ca mắc mới COVID-19, Việt Nam chỉ còn 58 bệnh nhân đang điều trị
- 41 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng (đến 7h ngày 27/5/2020)
- Mã định danh y tế gồm 10 ký tự cũng chính là mã BHXH, BHYT
- Suýt chết vì uống 15 viên thuốc chữa sốt rét để phòng bệnh COVID-19
- Khai báo y tế không trung thực có thể bị xử lý hình sự