Suýt chết vì uống 15 viên thuốc chữa sốt rét để phòng bệnh COVID-19
Nghe theo tin đồn thuốc chữa bệnh sốt rét có tác dụng phòng bệnh COVID-19, một người đàn ông đã uống khoảng 15 viên thuốc này. Kết quả phòng bệnh chưa thấy đâu nhưng bệnh nhân đã rơi vào tình trạng ngộ độc, nôn trớ, tụt huyết áp… và phải nhập viện cấp cứu.
Bệnh nhân là nam, 44 tuổi, Hà Nội được chuyển vào cấp cứu tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Trước đó, bệnh nhân được người nhà đưa vào cấp cứu tại một bệnh viện của Hà Nội với những dấu hiệu của ngộ độc như tụt huyết áp, nôn, mắt nhìn lơ mơ. Bệnh nhân đã uống khoảng 15 viên thuốc sốt rét để "dự phòng COVID-19" do nghe theo mách bảo trên mạng. Các bác sĩ tiến hành cấp cứu ban đầu, rửa ruột và sử dụng than hoạt tính sau khi ổn định thì chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.
Theo lời kể của bệnh nhân, bệnh nhân đã mua dự trữ ở nhà 100 viên với mục đích dùng cho bản thân và những người trong gia đình. Đây là trường hợp đầu tiên được cơ quan y tế y ghi nhận bị ngộ độc thuốc sốt rét do uống để dự phòng COVID-19.
Loại thuốc mà người dân tự mua về tích trữ và sử dụng có thể gây hại cho sức khỏe.
Vừa qua, sau khi truyền thông đưa tin về việc một số quốc gia trên thế giới có nghiên cứu về thuốc điều trị COVID-19, trong đó có sử dụng chloroquine hoặc hydroxychloroquin... đã dẫn đến hiện tượng một số người dân tìm mua về tích trữ.
Theo Dược sĩ Bùi Sỹ Thành, việc người dân tìm mua thuốc này về dùng khi không có chỉ định của bác sĩ sẽ gây nguy hiểm. Vì, cho đến nay chưa có phương pháp điều trị hiệu quả nào được hoàn toàn công nhận là đặc hiệu với COVID-19. Thông tin về tác dụng chữa COVID-19 của hai thuốc này mới chỉ là thông tin sơ bộ về kết quả nghiên cứu bước đầu, trên quy mô nhỏ và vẫn đang tiếp tục phải nghiên cứu kỹ thêm. Hydroxychloroquine vẫn chưa được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế công nhận và chính thức đưa vào phác đồ điều trị và khuyến cáo sử dụng.
Cho dù khi thuốc này được công nhận và được khuyến cáo sử dụng trong điều trị COVID-19, thì cũng chỉ được sử dụng khi bác sĩ chỉ định và có liều lượng sử dụng hợp lý, an toàn và hiệu quả đối với từng trường hợp bệnh nhân. Vì vậy, nếu người dân có sẵn thuốc này thì cũng không được tự ý dùng được. Vì có thuốc trong tay mà dùng không đúng, bệnh không khỏi mà còn gặp bất lợi do thuốc, nguy cơ khó lường.
Do đó tuyệt đối không nên tích trữ thuốc, tránh tạo tình trạng khan hiếm hàng, đội giá. Trong khi dù có tích trữ thuốc cũng không dùng được. Khi thuốc quá hạn phải vứt bỏ sẽ gây lãng phí tiền của và gây ảnh hưởng môi trường, vì đây là những thuốc có nguồn gốc tổng hợp hóa học và có độc tính.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và đồng nghiệp là dược sĩ Hà Quang Tuyến cũng đã lên tiếng cảnh báo về tác hại của việc tự ý sử dụng thuốc trị sốt rét (hoạt chất chloroquine và hydroxychloroquine). Cụ thể, hydroxycloroquin/cloroquin từ trước đến nay vẫn thường được biết đến và sử dụng trong điều trị các bệnh lý sốt rét, bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh hệ thống như lupus ban đỏ...
Hydroxycloroquin là Cloroquin có gắn thêm nhóm (–OH) để giảm các tác dụng phụ so với Cloroquin thông thường cho dù vậy thuốc vẫn có rất nhiều tác dụng phụ. Chẳng hạn, mắt có thể bị phù, teo điểm vàng, rối loạn màu sắc, mất phản xạ hố võng mạc; ảnh hưởng đến thị trường mắt dẫn đến khó nhìn, khó đọc, sợ ánh sáng. Những tổn thương này có thể xảy ra ngay cả khi đã ngừng dùng thuốc.
Nó cũng gây ra các rối loạn tạo máu khác nhau như thiếu máu bất sản, mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, thiếu máu, tan máu ở bệnh nhân thiếu hụt G6PD. Trong đó tác dụng phụ với tim mạch là nguy hiểm nhất, có thể dẫn đến xoắn đỉnh, rung thất và đột tử.
Còn theo PGS.TS Hoàng Bùi Hải - Trưởng khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho đến nay Bộ Y tế vẫn chưa có khuyến cáo một cách chính thức về việc sử dụng thuốc này cho dự phòng hay chữa bệnh COVID-19. Hydroxycloroquin/cloroquin là thuốc phải kê đơn, việc sử dụng thuốc như thế nào cho có hiệu quả (liều bao nhiêu, thời gian bao lâu) phải do bác sĩ quyết định.
"Chúng tôi khuyến cáo cộng đồng cần tuân thủ đầy đủ khuyến cáo của Bộ Y tế, khi có bệnh, nghi ngờ có bệnh cần tư vấn thầy thuôc, tuyệt đối không tự ý mua thuốc Hydroxycloroquin để uống nhằm mục đích dự phòng hoặc điều trị tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra." PGS.TS Hoàng Bùi Hải chia sẻ.
--------------------------------------------------
Nguồn: Bộ Y tế Việt Nam
-
Đã có 91 đơn vị được cấp phép thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19
13/12/2020 13:50 GMT+7
-
Chiều 21/11, thêm 1 ca mắc mới COVID-19 từ Đức trở về, Việt Nam có 1.306 bệnh nhân
22/11/2020 10:39 GMT+7
-
Mã định danh y tế gồm 10 ký tự cũng chính là mã BHXH, BHYT
11/06/2020 17:35 GMT+7
-
Mạng lưới điều trị đột quỵ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
11/06/2020 16:49 GMT+7
-
41 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng (đến 7h ngày 27/5/2020)
27/05/2020 08:23 GMT+7
-
Chiều 21/5, không có ca mắc mới COVID-19, Việt Nam chỉ còn 58 bệnh nhân đang điều trị
21/05/2020 22:41 GMT+7
-
Sáng 28/4, đã 12 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng
28/04/2020 10:07 GMT+7
-
Thử nghiệm đánh giá chỉ số rủi ro lây nhiễm COVID-19 của các cơ sở khám chữa bệnh
21/04/2020 08:51 GMT+7
-
Đã có 169 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh (tính đến 18h ngày 14/4/2020)
14/04/2020 19:58 GMT+7
-
Việt Nam đã có 257 ca mắc COVID-19 (Từ 23/1 đến 18h ngày 10/4/2020)
11/04/2020 07:40 GMT+7
-
Việt Nam đã có 249 ca mắc COVID-19 (Từ 23/1 đến ngày 18h ngày 7/4/2020)
07/04/2020 23:27 GMT+7
-
Đã có 122 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh (Tính đến 15h30 ngày 7/4/2020)
07/04/2020 23:22 GMT+7
- Mạng lưới điều trị đột quỵ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Hơn 100.000 điều dưỡng dấn thân chăm sóc bệnh nhân giữa dịch COVID-19
- Cần biết: 4 bước tiếp nhận, điều trị bệnh nhân cấp cứu ở Bệnh viện Bạch Mai
- Sáng 28/4, đã 12 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng
- Chiều 21/5, không có ca mắc mới COVID-19, Việt Nam chỉ còn 58 bệnh nhân đang điều trị
- 41 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng (đến 7h ngày 27/5/2020)
- Suýt chết vì uống 15 viên thuốc chữa sốt rét để phòng bệnh COVID-19
- Mã định danh y tế gồm 10 ký tự cũng chính là mã BHXH, BHYT
- Khai báo y tế không trung thực có thể bị xử lý hình sự