Thử nghiệm đánh giá chỉ số rủi ro lây nhiễm COVID-19 của các cơ sở khám chữa bệnh
Để chuẩn bị tốt cho tình hình dịch bệnh trong giai đoạn tiếp theo, “tiến tới chung sống an toàn với dịch COVID-19”, Sở Y tế TP.HCM đã xây dựng “Bộ tiêu chí đánh giá chỉ số rủi ro lây nhiễm COVID-19 tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn TP.HCM”, phiên bản thử nghiệm.
Căn cứ vào bộ tiêu chí này, Sở Y tế TP.HCM sẽ tiến hành đánh giá thử nghiệm tại một số cơ sở khám chữa bệnh (KCB) trên địa bàn thành phố và hoàn chỉnh bộ tiêu chí trước khi ban hành phiên bản chính thức (dự kiến ngày 24/04/2020).
Theo các chuyên gia, “quản lý rủi ro” là một hoạt động không thể thiếu trong công tác quản lý chất lượng bệnh viện vốn đã được các bệnh viện quan tâm và triển khai từ nhiều năm qua. Trước tình hình dịch COVID-19 bùng phát trong thời gian qua, các cơ sở khám, chữa bệnh, nhất là các bệnh viện trên địa bàn thành phố đã ưu tiên nguồn lực triển khai nhiều hoạt động mới và có hiệu quả giúp ngăn chặn hiện tượng lây nhiễm chéo trong các bệnh viện trên địa bàn thành phố.
Tiếp nối “Khuyến cáo tăng cường triển khai các hoạt động phòng chống dịch trong bệnh viện để bệnh viện không trở thành nơi lây nhiễm dịch COVID-19” (phiên bản 1.1), Sở Y tế tiếp tục xây dựng “Bộ tiêu chí đánh giá chỉ số rủi ro lây nhiễm COVID-19 tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn TP.HCM” (phiên bản thử nghiệm) nhằm giúp các cơ sở KCB có thêm một công cụ hữu ích phục vụ công tác quản lý rủi ro lây nhiễm chéo trong môi trường chăm sóc người bệnh, để cùng với các đơn vị, ban ngành khác của thành phố sẵn sàng tiến tới chung sống an toàn với dịch COVID-19.
Khu khám bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh thường luôn đông đúc.
Để có thể đánh giá chỉ số rủi ro lây nhiễm COVID-19 tại các cơ sở KCB, Sở Y tế xây dựng 34 tiêu chí thuộc 10 nhóm nguy cơ rủi ro khác nhau có thể xảy ra, mỗi tiêu chí được tính điểm theo thang điểm từ 1 điểm (rất ít nguy cơ rủi ro) cho đến 10 điểm (rất nhiều nguy cơ rủi ro).
Sở Y tế TP.HCM cho biết, tất cả loại hình của cơ sở KCB đều phải đánh giá chỉ số rủi ro này vì tính chất rất dễ lây lan của virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, số tiêu chí sẽ thay đổi khác nhau tuỳ thuộc loại hình cơ sở KCB: Từ 34 tiêu chí áp dụng cho các bệnh viện được phân công chuyên tiếp nhận, điều trị COVID-19 (BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, BV Nhi đồng Thành phố, BV Nhi đồng 2, BV Nhi đồng 1, BV Nhân dân 115); 33 tiêu chí đối với các bệnh viện có khu cách ly điều trị; giảm xuống còn 26 tiêu chí đối với các BV chuyên khoa lẻ, BV tư nhân chưa đăng ký tham gia tiếp nhận người bệnh nghi nhiễm COVID-19); 24 tiêu chí đối với Phòng khám đa khoa, và Trạm y tế, và 19 tiêu chí đối với Phòng khám chuyên khoa.
10 nhóm nguy cơ rủi ro tại các cơ sở KCB
10 nhóm nguy cơ rủi ro khác nhau tại các cơ sở KCB bao gồm:
(1) Mật độ người đến cơ sở KCB và công tác tổ chức kiểm soát chặt chẽ nhằm phát hiện người có yếu tố nguy cơ để được khám sàng lọc ngay;
(2) Sử dụng phương tiện phòng hộ;
(3) Tổ chức buồng khám sàng lọc đối với người có yếu tố nguy cơ;
(4) Tổ chức buồng cấp cứu sàng lọc tại khoa Cấp cứu đối với tất cả người vào khoa Cấp cứu;
(5) Giữ khoảng cách tối thiểu trong môi trường của cơ sở KCB;
(6) Tổ chức khu vực cách ly để thu dung điều trị người nghi nhiễm COVID-19 tại các bệnh viện;
(7) Triển khai công tác vệ sinh, khử khuẩn tại các cơ sở KCB;
(8) Chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho nhân viên, tổ chức làm việc phù hợp với yêu cầu của công tác chống dịch COVID-19;
(9) Quản lý thông tin của người nghi nhiễm/người nhiễm COVID-19;
(10) Kết nối tuyến trên để được tư vấn chuyên môn và hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người bệnh về phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở KCB.
Chỉ số rủi ro lây nhiễm COVID-19 của cơ sở KCB sẽ được tính theo công thức:
Chia làm 5 mức độ rủi ro:
+ dưới 10%, rất ít rủi ro lây nhiễm;
+ từ 10% - dưới 30%, rủi ro lây nhiễm thấp;
+ từ 30 - dưới 50%, rủi ro lây nhiễm trung bình;
+ từ 50% - dưới 80%, rủi ro lây nhiễm cao;
+ từ 80% trở lên: rủi ro lây nhiễm rất cao.
Sau giai đoạn thử nghiệm, căn cứ vào bộ tiêu chí đánh giá chỉ số rủi ro lây nhiễm COVID-19 - phiên bản chính thức, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu tất cả bệnh viện và các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố tự đánh giá để biết mức độ rủi ro hiện có của cơ sở mình, trên cơ sở đó xác định những hoạt động ưu tiên nhằm giảm thiểu rủi ro bị lây nhiễm COVID-19 và nâng mức an toàn cho cả người bệnh và nhân viên y tế.
Căn cứ trên kết quả tự đánh giá của các đơn vị, Sở Y tế sẽ tổ chức kiểm tra, đánh giá lại một số đơn vị nhằm góp ý các giải pháp cần triển khai để khắc phục các nguy cơ rủi ro lây nhiễm.
--------------------------------------
Nguồn: Sở Y tế TP. HCM
-
Việt Nam đã có 1.539 ca mắc COVID-19 (từ 23/1/2020 đến 18h ngày 18/1/2021)
19/01/2021 09:26 GMT+7
-
Đã có 91 đơn vị được cấp phép thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19
13/12/2020 13:50 GMT+7
-
Chiều 21/11, thêm 1 ca mắc mới COVID-19 từ Đức trở về, Việt Nam có 1.306 bệnh nhân
22/11/2020 10:39 GMT+7
-
Mã định danh y tế gồm 10 ký tự cũng chính là mã BHXH, BHYT
11/06/2020 17:35 GMT+7
-
Mạng lưới điều trị đột quỵ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
11/06/2020 16:49 GMT+7
-
41 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng (đến 7h ngày 27/5/2020)
27/05/2020 08:23 GMT+7
-
Chiều 21/5, không có ca mắc mới COVID-19, Việt Nam chỉ còn 58 bệnh nhân đang điều trị
21/05/2020 22:41 GMT+7
-
Sáng 28/4, đã 12 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng
28/04/2020 10:07 GMT+7
-
Đã có 169 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh (tính đến 18h ngày 14/4/2020)
14/04/2020 19:58 GMT+7
-
Việt Nam đã có 257 ca mắc COVID-19 (Từ 23/1 đến 18h ngày 10/4/2020)
11/04/2020 07:40 GMT+7
-
Việt Nam đã có 249 ca mắc COVID-19 (Từ 23/1 đến ngày 18h ngày 7/4/2020)
07/04/2020 23:27 GMT+7
-
Đã có 122 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh (Tính đến 15h30 ngày 7/4/2020)
07/04/2020 23:22 GMT+7
- Mạng lưới điều trị đột quỵ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Hơn 100.000 điều dưỡng dấn thân chăm sóc bệnh nhân giữa dịch COVID-19
- Cần biết: 4 bước tiếp nhận, điều trị bệnh nhân cấp cứu ở Bệnh viện Bạch Mai
- Sáng 28/4, đã 12 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng
- Chiều 21/5, không có ca mắc mới COVID-19, Việt Nam chỉ còn 58 bệnh nhân đang điều trị
- 41 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng (đến 7h ngày 27/5/2020)
- Mã định danh y tế gồm 10 ký tự cũng chính là mã BHXH, BHYT
- Suýt chết vì uống 15 viên thuốc chữa sốt rét để phòng bệnh COVID-19
- Khai báo y tế không trung thực có thể bị xử lý hình sự